Ngày xưa - Phả Lại



Photobucket

Thị trấn Phả Lại nằm bên bờ sông Lục Đầu, nơi hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình. Người Pháp vùng đất này là Sept Pagodes. Cho tới nay cái tên Sept Pagodes vẫn được quốc tế dùng phổ biến hơn tên Phả Lại.

 photo Copyof399_001_zpsdc0da399.jpg

Gọi là Sông Lục Đầu vì đoạn sông này phía trên nhận nước của ba con sông, Sông Cầu, Sông Thương, và sông Lục Nam, phía dưới hợp với Sông Đuống rồi đổ ra biển Đông bằng hai dòng sông lớn là sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Theo phong thuỷ đó là đất linh, kiểu "lục long tranh châu" (sáu con rồng tranh nhau một hòn ngọc). Ở nơi sáu con sông giao nhau, có núi Phao Sơn nổi lên. Mùa lũ, nước dâng, cả vùng chìm trong biển nước, chỉ có ngọn núi này nổi lên giữa. Khí thiêng sông núi dồn về, khi 6 con rồng cùng quy phục dưới chân bệ rồng là núi Phao Sơn. Vì vậy, nơi đây sinh ra nhiều nhân tài đất Việt. 

Một dòng sông toả đi sáu ngả, Lục Đầu Giang lúc nào cũng mênh mang sóng nước. Nó có vai trò quan trọng về giao thông thuỷ bộ, giao thương kinh tế: Người dân vùng rừng núi rộng lớn phía Bắc đưa lâm, thổ sản theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam về. Người dân vùng đồng bằng trù phú phía Nam đưa nông sản lên theo sông Đuống và hệ thống sông Thái Bình. Từ vùng biển Hải phòng, Quảng Ninh có thể ngược nước sông Kinh Thầy đến nơi này. Về mặt quân sự: Những thung lũng ăn sâu vào hẻm núi, được bao bọc bởi các dẫy núi là nơi lý tưởng để tập kết chiến thuyền. Từ các đỉnh núi có thể quan sát một vùng sông nước, làng mạc rộng lớn, tạo thế chủ động khi tiến công cũng như rút lui. Núi rừng trùng điệp phía Bắc là nơi để giấu quân, lập căn cứ an toàn. Làng mạc trù phú, đông dân phía Nam là nguồn cung cấp nhân tài vật lực to lớn cho chiến tranh. Vì thế, suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất này luôn có một vị trí chiến lược quan trọng. Chẳng phải ngẫu nhiên, sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), Trần Hưng Đạo đã đóng đại bản bản doanh và phủ đệ tại Vạn Kiếp.

Photobucket

Bến sông Phả Lại năm 1905. Một con đò nhỏ đang sang sông. Phía cuối con đường, trên bến sông còn một con thuyền cắm sào đợi khách. Ở bờ sông bên kia có một chiếc xà lan khá lớn. Sự hiện diện của người Pháp thể hiện rất rõ trong diện mạo xây dựng của những ngôi nhà. Khách hàng sử dụng tấm bưu thiếp này có lẽ là một quân nhân. Anh ta chú giải về vị trí địa lý: ngược về phía thượng nguồn là đến Phủ Lạng Thương, xuôi theo dòng để đi Hải Phòng, án ngữ trên các điểm cao là khu doanh trại quân đội. Anh ta còn đánh dấu khoe khu vực mình ở.

 photo Copyof450_001_zps5ee9ea79.jpg

Sang bên này sông. Phần phía thượng nguồn của thị xã nhìn từ cao điểm nơi có trại lính. Mái ngôi nhà mầu trắng kiến trúc theo kiểu thuộc địa lấp ló sau vòm lá. Dải đất nhô giữa hai dòng chảy không biết có phải là bãi bồi mang tên Thanh Kiếm Trần Hưng Đạo?

Photobucket

Tương truyền sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, đem lại thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương về nghỉ tại phủ đệ của mình ở Vạn Kiếp. Một hôm, ông cùng gia nhân dùng thuyền nhỏ đi dạo cảnh trên dòng sông Lục Đầu. Khi con thuyền đã quay về gần núi Dược Sơn, Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền lại, đứng trên mũi thuyền, Người rút thanh kiếm của mình ra khỏi bao và nói : " Thanh gươm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng được bôi phân gà sáp với vôi tôi và bồ hóng để chém đầu tên giặc Phạm Nhan nhơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch những vết nhơ trên nó". Nói rồi ông ném thanh gươm xuống dòng sông. Tại khúc sông Trần Hưng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình lưỡi kiếm, dân gian gọi bãi bồi đó là Thanh kiếm thần của Trần Hưng Đạo. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc.

Photobucket

Một ngôi làng vùng Vạn Yên

 photo Copyofphalai_zps2d925735.jpg

Phả Lại mùa lũ

 photo 210_001_zps4a940c6d.jpg 
Thuyền bè trên sông

Photobucket

Theo sóng nước Lục Đầu Giang người Pháp đến cùng vũ khí 

Photobucket

Binh sĩ Pháp cùng lính tập bản xứ chờ đợi ...

Photobucket

...những khẩu pháo được đưa lên từ bến sông.

Photobucket

Trại lính tập Bắc Kì chụp từ hướng Tây Bắc

Photobucket

Hình ảnh của nó thời kì xây dựng năm 1908. Lính tập bản xứ trực tiếp tham gia xây dựng.

 photo Copyof042_001_zpsaeca5314.jpg

Binh lính trên bãi tập

Photobucket

Điều kiện sống của quân nhân Pháp và lính tập bản xứ (lính khố xanh, khố đỏ) có thể phân biệt qua thiết kế những ngôi nhà. Đặc điểm để nhận dạng là những ngôi nhà của cấp chỉ huy có hệ thống lò sưởi chống rét mùa đông với những ống khói đặt trên mái.

Photobucket

Câu lạc bộ hạ sĩ quan Pháp

Photobucket

Cũng bức bưu thiếp trên với những chú thích của một lính Pháp gửi về cho gia đình, tả tỉ mỉ từng ngôi nhà. Khu căn cứ này rất rộng, trải suốt trong thung lũng và trên những ngọn đồi cao.

Photobucket

Bức ảnh trại lính trên được chụp từ vị trí cao trên con đường làng.

Photobucket

Bưu thiếp được gửi đi tháng Tư năm 1919 từ chính nơi này - Sept Pagodes. Một chi tiết rất nhỏ nhưng thú vị: hai bức bưu thiếp gần giống hệt nhau, tuy nhiên, khi nhìn sự chuyển động của đám trẻ đang chơi trên đường có thể đoán bức này được chụp sau: Khi phát hiện có người ngoại quốc chụp ảnh, đang bế em, chúng ngừng chơi, đứng tụ lại, nhìn thẳng vào ống kính làm duyên.

 photo 127_001_zpsa3d501b7.jpg

Photobucket

Đường dẫn đến trại lính trên đồi chạy qua làng

 photo 132_001_zpsd4ad4dd8.jpg

Khu gia đình lính

Photobucket

Một vị Quan Bộ vùng Phả lại xưa

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc).

Do có công lao to lớn đối với dân tộc trong sự nghiệp giữ nước, nên ngay lúc sinh thời, Trần Hưng Đạo đã được lập đền thờ, gọi là sinh từ. Sau khi mất (năm 1300), ông được triều đình phong tặng: “Thái sư thượng phụ Quốc công Tiết chế, Nhân võ Hưng Đạo đại vương”. Vua Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ca ngợi công đức của ông, dựng lại sinh từ. Nhân dân suy tôn ông là bậc Thánh nhân. Đền thờ ông được tôn tạo tại một khu đất rộng, ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc, nhìn hướng Tây, hướng kinh đô Thăng Long, trước đền là dòng Lục Đầu giang hùng vĩ, thời Trần, nơi đây là bến Bình Than....

 photo 546_001_zps53088c24.jpg
Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Một khung cảnh vừa nên thơ vừa hùng vĩ

 photo 173_001_zpse5486810.jpg

Tương truyền, vị trí khu vực đền Kiếp Bạc ngày nay, xưa là rừng già, rậm rạp và nhiều muông thú. Khi mới về Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân lập đại bản doanh trong một thung lũng lớn. Tại đây, Người có nuôi một con chó để săn thú lúc nhàn rỗi. Con chó rất khôn và có nghĩa với chủ. Người cũng rất yêu mến con vật đó và luôn cho theo bên mình

Một hôm, tư nhiên con chó bỏ đi mất. Hưng Đạo Vương nhớ tiếc con vật tinh khôn liền sai quân lính đi tìm kiếm khắp nơi. Sau mấy ngày tìm kiếm, quân lính báo tin đã tim thấy con chó cùng với bốn chó mới đẻ ở khu vực bãi sậy cách đại bản doanh một lưng đèo. Người sai đem con chó về nhà. Hôm sau chó mẹ lại tha bốn con ra chỗ cũ. Cứ như vậy đến ba lần. Thấy lạ, Hưng Đạo Vương ra tận nơi xem xét. Người ngắm nghía bãi sậy và khu vực thung lũng thấy nơi này rộng thoáng, nằm cạnh sông Thương nhìn thẳng về Lục Đầu Giang. Thế núi rộng bao quanh mặt thung lũng, lại có Nam Tào, Bắc Đẩu yểm hai bên. Cách chỗ con chó nằm chừng nửa dặm, có một quả đồi nằm giữa lòng thung lũng. Nhin kỹ thế núi, sông thì thấy giống như miệng rồng đang ngậm ngọc. Với con mắt của nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương thấy đây là một vị trí hiểm yếu có lợi cho chiến lược quân sự, tiến lui đều thuận lợi, thế là Người không đem đàn chó về nữa mà quyết định chuyển đại bản doanh từ thung lũng trong ra thung lũng ngoài. Đó chính là khu vực đền Kiếp Bạc hiện nay.

 photo Copyof051_001_zps87684870.jpg

Các công trình kiến trúc đền Kiếp Bạc lấy núi Trán Rồng làm khởi điểm (dương) phát triển ra đê sông Lục Đầu (âm), bố cục theo luật đối xứng tuân thủ nguyên tắc âm dương ngũ hành, bát phương ngũ sắc…mang phong cách cung đình gồm: Thần đạo, Nghi môn, Tả hữu thành các, giếng mắt rồng, nhà Bạc, tả hữu giải vũ, đền chính…

Qua nhiều thế kỷ gió mưa và binh lửa, các công trình kiến trúc ở Kiếp Bạc từ thời Trần đến thời Lê đã bị huỷ hoại: cây cảnh, rừng gỗ quý và vườn thuốc nam không còn. Đền được đại trùng tu vào các năm 1876, 1879, 1895, nhưng quy mô của những lần trùng tu đó không còn đầy đủ: Trung từ và tả hữu vu đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn hậu cung, đại bái và cổng đền. Những gì hiện diện ngày nay được tái tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như vậy có thể coi những bức ảnh người Pháp chụp này là cổ nhất hiện có về ngôi đền

Photobucket

Năm 1906

 photo Copyof766_001_zps84343f62.jpg

Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ hoành tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn. Đây là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất thánh

 photo 430_001_zps66778328.jpg

Bức bưu thiếp tái bản (thực chất là bản crop bức trước) cho thấy vào thời điểm chụp nghi môn bị bong tróc, trơ lớp gạch phía trong. Còn các bức ảnh dưới đây chụp sau năm 1926.

 photo 1895h_zps9f4402b4.jpg

Photobucket

Lính Pháp trước cổng đền Kiếp bạc

Photobucket

Cổng đền Cổng đến Kiếp Bạc uy nghi bề thế với bức đại tự trên tam quan "Hưng thiên vô cực", (Sự nghiệp này còn mãi với trời đất), bên dưới là "Trần Hưng Đạo vương từ". Thấp hơn, ở 2 bên là 2 câu đối"Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí / Lục Đầu vô thủy bất thu thanh" dịch là "Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng / Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo". Bấm vào đây xem ảnh hiện tại

Photobucket

Qua cổng lớn, bên trái có một giếng gọi là Giếng Mắt rồng. Chú thích của người Pháp cho bức ảnh này "Devant le pétit temp dédier à Nam Tao et la puits où viennent boire les fammes stériles: Armé d'un bâton les sorcier force une possèdée à boire" (Mặt tiền của đền thờ Nam Tào và giếng nước cho những phụ nữ hiếm muộn con cái). Niềm tin đó xuất phát từ đâu? Tương truyền, giếng xây dựng từ thời Trần, gắn với tên tuổi của danh tuớng Yết Kiêu- Người có công tìm và phát hiện ra nguồn nước. Nước giếng thơm và trong mát tiếp thêm sức mạnh cho quân sĩ khi ra trận. Xem ảnh hiện tại

Photobucket

Sân rộng sau cổng tam quan được gọi là “Bãi Kiếm”, tục truyền là nơi  xét xử Phạm Nhan, tên tướng giặc có nhiều bùa phép gian ngoa. Giữa sân là nhà Bạc. Công trình nằm trên đường thần đạo, là cầu nối giữa nghi môn và đền chính, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho Đền

Photobucket

Giữa sân là nhà Bạc. Công trình nằm trên đường thần đạo, là cầu nối giữa nghi môn và đền chính, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho Đền.

Photobucket

Ngày xưa cây cối um tùm, và bây giờ 

Photobucket

Qua năm bậc thềm tượng cho ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh) vào đền chính. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng. (Hình ảnh đền ngày nay)

Photobucket

Mặt trước của điện thờ thần sao Nam Tào và Bắc Đẩu.

 photo 302_001_zps808dfd38.jpg

Lính Pháp cưỡi ngựa trong khu đền

Photobucket


Lễ hội dền Kiếp Bạc tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch. Hình ảnh người dân từ các nơi cập bến sông Thương đi dự lễ.

Một chủ nhân nhà hàng ở Hải Dương xây dựng một trang web cho nhà hàng của mình với cái tên rất hóm "Nhà hàng Siêu Thị Ốc", trên đó anh sưu tập rất nhiều thông tin sưu tập về vùng đất Chí Linh, Hải Dương, như một thứ quà dành cho thực khách của mình lúc trà dư tửu hậu. Rất thú vị và đáng được quảng cáo giùm (bấm vào đây).

Photobucket


Một trang khác : Anne Marie Dorring

Nhận xét

Đăng nhận xét