Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2010

Những báu vật vô giá của triều Nguyễn lần đầu công bố

Hình ảnh
(VTC News) - Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên công bố hàng chục bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, tượng trưng cho vương triều tối thượng như: ngọc tỷ truyền quốc, kim ấn, bảo kiếm.. Hoàng cung vốn bí ẩn với với người đời, bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trăm năm qua cơ hồ chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã sớm không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung. Bảo vật hoàng cung ngay từ khi được chế tác hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của nhà vua, những đồ ngự dụng. Thật may mắn, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của các triều đại Lê, Nguyễn: Ấn v

Ngày xưa - Ải Nam Quan

Hình ảnh
Wikipedia: Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: "Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài" , đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đứ