Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2010

Ải Nam Quan trong lịch sử (1)

Hình ảnh
Bài viết của Mai Thái Lĩnh Kể từ khi vấn đề “ải Nam Quan" bùng lên trên mạng Internet vào năm 2002, nó đã trở thành vấn đề gây tranh cãi gay gắt. Khó khăn trong việc nghiên cứu đề tài này bắt nguồn từ những định kiến chính trị khiến người ta cường điệu hay cố gắng giảm thiểu mặt này hay mặt khác của vấn đề, nhưng trở ngại lớn nhất là thiếu những nguồn tư liệu khách quan. May thay, nhờ lòng yêu nước và nỗ lực của rất nhiều người, xuất phát từ những lập trường chính trị hết sức khác nhau nhưng cùng chung lòng thương yêu đối với Tổ quốc, cho nên những dữ liệu ngày càng dồi dào hơn, giúp cho chúng ta có thể vẽ nên một bức chân dung tương đối chính xác về ải Nam Quan trong lịch sử. Mặc dù vẫn còn khá mù mờ về tình trạng hiện tại của khu vực ải Nam Quan, do đó chưa thể xác định một cách chắc chắn Việt Nam đã mất bao nhiêu đất đai ở vùng này, nhưng diện mạo và lịch sử của ải Nam Quan được mô tả trong bài tiểu luận này có thể giúp ích phần nào cho việc tìm ra sự thật đó.

Ải Nam Quan trong lịch sử (2)

Hình ảnh
  Bài viết của Mai Thái Lĩnh   II. BIÊN GIỚI LỊCH SỬ VÀ BIÊN GIỚI PHÁP LÝ 1) Đường biên giới tại ải Nam Quan dưới thời nhà Nguyễn Vào lúc thực dân Pháp bắt đầu quá trình xâm lược nước ta, nhà Nguyễn vẫn chưa đạt tới trình độ vẽ bản đồ ngang với phương Tây. Giữa nhà Nguyễn với nhà Thanh cũng chưa ký kết các hiệp định về biên giới theo quan niệm của thời hiện đại. Tuy vậy, giữa nước ta và Trung Quốc đã hình thành một đường biên giới rõ rệt, một đường biên giới hiện thực được cả hai bên công nhận. Dọc theo biên giới, một hệ thống các ải đã hình thành từ tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) cho đến tận Lào Kay. Và giữa các ải đó, người ta đã dùng nhiều biện pháp để xác định đường biên giới, mặc dù vẫn còn khá thô sơ. Như phần trên đã trình bày, chỉ riêng trong tỉnh Lạng Sơn thời đó đã có đến 12 ải mà trung tâm là ải Nam Quan. Trong quyển XXIV của bộ Đại Nam nhất thống chí (nói về tỉnh Lạng Sơn), có cả một phụ lục về “địa giới” giúp chúng ta hiểu được người xưa đã dù

Ải Nam Quan trong hiện tại (1)

Hình ảnh
Bài viết của Mai Thái Lĩnh Bài viết này là phần thứ hai của một tiểu luận mà phần đầu là bài viết “Ải Nam Quan trong lịch sử” (đã được công bố trên các trang mạng talawas và Bauxite Việt Nam vào đầu tháng 8 năm 2009). Thế nhưng, khi bước vào tìm hiểu tình hình của khu vực ải Nam Quan hiện nay, bất cứ ai cũng gặp phải khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu. Đề tài này cho đến nay vẫn còn thuộc lĩnh vực “bí mật Nhà nước”, các cấp có thẩm quyền của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều tìm cách bưng bít, che giấu sự thật. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất khách quan, khoa học của quá trình nghiên cứu.   Vì thế chỉ có thể coi đây là một nỗ lực khiêm tốn nhằm phá thủng bức màn sương khói đã phủ lên khu vực này từ hơn nửa thế kỷ nay. Trên con đường tìm ra “sự thật về ải Nam Quan”, có lẽ cần có sự đóng góp nhiều hơn nữa của những người Việt Nam yêu nước. Tác giả hy vọng sẽ có sự tiếp tay của những người cộng sản yêu nước – nhất là những người nắm trong tay nhữn

Ải Nam Quan trong hiện tại (2)

Hình ảnh
2) Từ “cột Km số 0” đến “điểm nối ray” Các cấp có thẩm quyền của Việt Nam đã nói gì về cái-gọi-là “cột mốc số 0”? Chiều ngày 28.1.2002, ông Lê Công Phụng (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) đã dành cho nữ phóng viên Thu Uyên của trang web VASC Orient[ 1] một cuộc phỏng vấn về vấn đề biên giới Việt-Trung. Bài trả lời phỏng vấn này xuất hiện trên Internet không được bao lâu thì bị bóc gỡ, nhưng nhiều người ở hải ngoại đã kịp chép lại để lưu trữ và cho tới nay vẫn được lưu truyền trên Internet, không thấy ai chính thức lên tiếng phủ nhận. Lập luận căn bản của ông Lê Công Phụng khi giải thích về đường biên giới tại ải Nam Quan là lý thuyết về “hai cửa khẩu”: “Trong sử sách, trong văn thơ đều nói đất của chúng ta kéo dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng thì cũng là một cách, nhưng nếu nói là khu vực thì cũng là một cách nói. Giống như đại đa số các cửa khẩu biên giới, ”cửa khẩu” theo nghĩa rộng thường bao gồm hai cửa khẩu"