Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2010

La Congai

Hình ảnh
Hơn một trăm năm trước một từ tiếng Việt đã đi vào vốn từ vựng của người Pháp, giốmg như những từ "aodai", "nem" hay "pho". Từ này xuất hiện nhan nhản trên các bức bưu ảnh thờ bấy giờ: La Congai (con gái) Bức ảnh này chú thích "Cô gái phiên dịch". Tuy có ghi chữ Tonkin - Bắc Bộ nhưng cô gái này không vấn khăn, hơn nữa kiểu áo dài , cũng như mốt trang sức của cô giống phụ nữ Nam Bộ (Annamite) hơn là Bắc Bộ. Bức bưu ảnh này khẳng định nhận định trên là đúng. Cũng người mẫu ấy, khung cảnh ấy, chỉ thay thế đứng -  thiếu nữ trong ảnh đã trở thành người Sài gòn. Nếu để ý con dấu bưu điện hay những dòng lưu bút ghi trên bưu thiếp ta thấy những bức ảnh này được chụp sớm hơn nhiều so với những bức ảnh của phụ nữ Bắc Bộ trong trang phục áo ngũ thân. Một loạt ảnh do cùng người mẫu đảm nhiệm, chứng minh nghề này xuất hiện ở Việt nam rất sớm. Ta có thể gặp rất

Những bức bưu ảnh áo dài xưa

Hình ảnh
Chiếc áo dài ngày nay có nguồn gốc từ chiếc áo tứ thân. Những cải tiến thay đổi diễn ra theo thời gian không nhằm loại bỏ cái cũ, mà chỉ làm cho trang phục này phù hợp hơn không gian và điều kiện sống của từng đối tượng. Những bức ảnh chụp từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 30 của đầu thế kỉ XX cũng phản ánh rõ điều này. Áo tứ thân được may rộng, ghép từ bốn vạt vải. Có lý khi cho rằng thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ, không thể dệt vải khổ lớn, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.   Từ nhỏ các bé gái đã mặc loại trang phục này. Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng, hai vạt trước thường buộc vào nhau. Áo thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Bức bưu ảnh này mang tên "Những em bé bá