Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2010

Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế

Hình ảnh
Bài đăng trên Vietimes Thứ năm, 7/8/2008, 23:58 (GMT+7) Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12/1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời."  Liệu sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế tan rã vào cuối năm 1909, người anh hùng Đề Thám – con hùm thiêng Yên Thế thoát khỏi sự truy bức của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, với giải thưởng treo đầu ông cực lớn có chịu chết một cách dễ dàng như v

Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế! (2)

Dù chính sử ghi rõ về nguyên nhân cái chết của Đề Thám, nhưng sự thật về cái chết của ông vẫn là một ẩn số lớn đối với giới sử học, đặc biệt khi những người trong gia tộc ông phủ nhận những thông tin này. Trong dân gian tồn tại nhiều giả thuyết về địa điểm phần mộ của ông. Dưới đây là những đoạn trích từ phóng sự nhiều kì của Nguyễn Hoà đăng trên Vanhoa Online, trong đó có hai giả thuyết đáng chú ý nhất: 1. Giả thuyết mộ Đề Thám ở Tân Lập Cụ Đề thám giả dạng “hành khất” và mất tại Tân Lập? Vào những ngày đầu tháng bảy chúng tôi tìm về xóm Tân Lập trong tiết trời se lạnh mưa phùn. Ngay từ đầu xóm hỏi thăm đường đến mộ, đền cụ Hoàng Hoa Thám thì người già, con trẻ ai nấy đều biết và chỉ dẫn rất tận tình. Men theo con đường bê tông,  qua mấy lối nhà chúng tôi tìm đến được khu đất được coi là mộ. Bên cạnh đó là ngôi đền cụ Đề Thám. Đó là một ngôi đền có diện tích khá nhỏ, được dựng thêm từ năm 2004, với lối kiến trúc cổ truyền nằm sát ven đường làng. Phía

Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế! (3)

(VH)- LTS: Đầu tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Hội KHLSVN tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề không gian, thời gian và nơi yên nghỉ cuối cùng của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám . Cuộc tọa đàm đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, khoa học lịch sử, chính quyền địa phương (huyện Yên Thế) và hậu duệ của cụ Đề Thám. Tại đây, nhiều tư liệu mới về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám... được công bố, tạo sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, một vấn đề mà ai cũng quan tâm và cần được lý giải thấu đáo là những bí ẩn đằng sau sự ra đi của người anh hùng dân tộc, bởi cho đến nay sau hơn một thế kỷ trôi qua câu chuyện này vẫn hiện tồn nhiều nhận định khác nhau, chưa tạo được sự thống nhất cao. Thêm nữa, nơi yên nghỉ cuối cùng của “Hùm xám Yên Thế” ở đâu vẫn chỉ mới dừng lại giả thiết. Để góp phần vén lên bức màn bí ẩn này, bắt đầu từ số báo này Văn Hóa đăng tải những bài viết của TS Khổng Đức Thiêm (Viện Lịch sử Đảng),

Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế! (4)

(VH)- Lúc còn sống, Hoàng Hoa Thám từng nói rằng, cái chết của ông chỉ có trời đất, quỷ thần và quạ biết mà thôi. Phải chăng, chính vì lời nguyền bất hủ ấy mà cho đến nay chưa một ai có may mắn trong suốt hành trình tìm kiếm nơi yên nghỉ cuối cùng của người thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đi được tới đích. Bài 2: Là Hố Lẩy hay không phải là Hố Lẩy ? 1. Năm 1913, Bang tá Lạng Sơn Vi Văn Định 35 tuổi, được nhà cầm quyền Pháp thông báo về việc đã sát hại được Hoàng Hoa Thám, đầu đem bêu ở Yên Thế nhờ đó đã xua tan được mối nghi ngờ trong đám quan lại người Việt và dân chúng. Sau này, ở Tuyên Quang thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Vi Văn Định có kể cho Tôn Quang Phiệt, tác giả cuối Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám (Sở Văn hóa- Thông tin Hà Bắc xuất bản năm 1984) rằng, ngay thời đó ông và nhiều quan lại người Việt khác đều cho rằng đấy là một cái đầu của ai đó, còn Hoàng Hoa Thám thì đã qua đời từ trước rồi. Giới cầm quyền Pháp lúc đầu cũng tin chiếc đầu đem nộp là đầu của Hoàng Hoa Thám nên đã cử

Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế! (5)

(VH)- Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số ra tháng 2-1983, giáo sư Đinh Xuân Lâm và Nguyễn Phan Quang cho công bố bài viết Xung quanh cái chết của Đề Thám khẳng định, chúng ta đã có thể đi tới những kết luận chính xác về cái chết của Đề Thám: ngày, tháng Đề Thám bị sát hại, lý lịch bọn tay sai sát hại Đề Thám, vai trò của Pháp và Lương Tam Kỳ trong việc giết hại Đề Thám, kế hoạch hành động của chúng... Kỳ cuối: Trong cái giả có cái thật, trong cái thật có cái giả! 1. Các tác giả cho biết, trước đây vì chưa có tư liệu gốc đủ tin cậy; mà chủ yếu lại dựa trên sách báo của Pháp đương thời thường đưa tin sai lạc với dụng ý xấu, hoặc dựa trên các câu chuyện kể, lời đồn đại trong nhân dân nên các tác giả chưa thể đi tới một sự khẳng định dứt khoát. Gần đây, các tác giả có may mắn sưu tầm được tại kho lưu trữ quốc gia của Pháp (bộ phận Hải ngoại) ba bản khẩu cung của ba tên tay sai Pháp trực tiếp sát hại Đề Thám, mang ký hiệu IND.A5.NF.592 ghi lại cuộc khẩu cung diễn ra hồi 2 giờ rưỡi chiều ngà

Pierre Dieulefils

Hình ảnh
Sơ lược về tác giả: Dieulefils sinh ngày 21 tháng 1 năm 1862 ở   Malestroit (Morbihan). Tháng 4-1885, lúc vừa tròn 23 tuổi, Pierre được gửi sang Đông Dương trong nhóm viện quân sau cái chết của Henri Rivière. Đó là thời điểm của cuộc nổi dậy ở Huế (2-7-1885) và tiếp theo là phong trào Cần vương. Dieulefils đóng quân ở Hà Nội. Ông đã tham gia vây hãm Ba Đình năm 1887 cùng với những trận khác. Trong thời gian đó ông đã chụp ảnh và một số địa phương. Tháng 8-1887 Pierre trở về Pháp và giải ngũ để có thể chung sống cùng người yêu. Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tràn lan, Pierre quyết định trở lại Hà Nội mở tiệm ảnh ở phố Paul Bert cạnh hồ Gươm và trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc. Vợ ông đến với ông năm 1889 và hai người sống trong một ngôi nhà khiêm tốn. Năm sau hai người sinh con đầu lòng, cô con gái Marguetite Marie và hai bé trai sinh đôi Pierre và Georges ra đời năm 1891, đứa sau đã mất trong một vụ tai nạn. Một cô con gái khác ra đời năm 1894

Yếm xưa

Hình ảnh
Đầu năm 2010 triển lãm ảnh "Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa" đã trưng bày những bức ảnh của nhiều nhà sưu tập ảnh, trong đó có nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain - chủ nhân của trang web Hanoi la Vie. Trong số các chủ đề được trưng bày ngoài các mảng phố cổ, kiến trúc Pháp, ngành nghề, tập quán...những tác phẩm về sinh hoạt hàng ngày thu hút người xem hơn cả. Và một số bức ảnh chụp phụ nữ trong trang phục yếm xưa gây sốc dư luận.   Trích bài viết "Lý lịch bằng ảnh của một thuộc địa" của Kiều Trinh: Một chủ đề được người xem quan tâm và đặt nhiều dấu hỏi là áo yếm. Trong nhiều tấm bưu ảnh là những phụ nữ mặc áo yếm trong sinh hoạt đời thường: khi trò chuyện trong nhà, khi tưới cây, khi hút thuốc... Điều kỳ lạ với người xem là độ “hở hang" của những phụ nữ này. Trái với quan niệm "hiện hành" của nhiều người về sự kín đáo của người Hà Nội, phần lớn người trong ảnh đều mặc áo yếm mà hở ngực. Chiếc yếm chỉ che kín phần giữ