Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2011

Biệt thự Đồ Sơn

Hình ảnh
Đoạn trích dưới đây từ tùy bút Đồ Sơn của Vũ Bằng đăng ngày 28/9/1942 trên Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội. Và những hình ảnh kiến trúc biệt thự khu du lịch Đồ Sơn trên trang Belleindochine.free.fr "Trước khi người Pháp đến bảo hộ xứ ta, Đồ Sơn chưa có mà cũng chẳng có bãi biển nào để cho chúng ta đi nghỉ mát về mùa hạ. Riêng nói về Đồ Sơn thì lúc ấy Đồ Sơn chỉ là một mảnh đất hoang vu có lưa thưa mấy làng đánh cá nhỏ chui rúc dưới chân những trái đồi cằn cọc chỉ có ròng lau sậy. Ở đằng sau những trái đồi ấy, những ruộng bùn và những vũng nước hôi thối chạy ngút ngàn. Người ta không thấy một con đường đi, một cái nhà gạch. Chỉ toàn là những túp lều dựng tạm để cho dân chài tạm trú lúc đêm hôm, còn thì toàn là những cái bí mật chờ người ta bởi vì Đồ Sơn lúc đó thực là nhiều trộm cướp ở Cát Bà và những nơi lân cận đến tụ họp nhau ở đó. Ông Jean Dupuis, do đường Hồng Kông đi lại đã lao tâm khổ tứ vô cùng mới đến được đất này. Địa đồ thì chưa có, hay có mà vẽ không được rõ. Sông

Ngày Xưa Hạ Long (1)

Hình ảnh
Vịnh Hạ Long, kì quan thiên nhiên với hàng nghìn hòn đảo muôn hình vạn trạng. Đó thật sự là cả một thế giới đá được huyền thoại hóa trong trí tưởng tượng của con người.  Tên các hòn đảo gắn liền với lịch sử phát hiện ra nó. Nếu các tên Hòn Con Cóc, Hòn Con Chó, Hòn Trống Mái, Hòn Rồng, Hòn Lã Vọng... gắn với đời sống Việt, thì  Hòn Nhân Sư (Le Sphinx), Hòn Tháp Nghiêng (La Tour Penchee), Hòn Đầu Người Do Thái (Le Juif), Hòn Nhà Thờ (La Cathedrale), Hòn Chiếc Ủng (La Botte), Hòn Búp Bê (La Poupee)... lại gắn với văn hóa châu Âu. Những bức ảnh dưới của hãng Pierre Dieulefils được xếp theo mã số với chú thích của NXB. 250. Vịnh Hạ Long nhìn từ Hòn Gai 251. Núi Lớn trước Hòn Gai 251B . Núi Lớn trước Hòn Gai   253. Vịnh trước hang Sửng Sốt 253A. Nhìn từ hang Sửng Sốt 254. Hòn Chiếc Ủng 254A. H òn Bức Tường Cổ 254A. Hòn Bức Tường Cổ 255. Lạch Henriette 256. Hạm đội "Chateaurenaud" - "Pascal" - "Bugeaud"