Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2011

Huế Xưa - Tượng binh

Hình ảnh
Voi là loài vật hoang dã sớm được con người thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống. Các triều đại như Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê... thường dùng voi trong sinh hoạt cung đình. Đến thời Nguyễn voi được dùng trong chiến đấu gọi là tượng binh. Ngày xưa, nếu ở vùng thôn quê, buôn làng, voi chỉ có thêm chiếc bành, tấm lót lưng, dây xích, chuông để sử dụng, quản lý voi; còn ở chốn kinh thành, tỉnh thành, chúng được chăm sóc và trưng diện với bộ trang sức rất cầu kỳ. Trang sức chẳng những để làm đẹp, oai phong cho những ông tượng mà còn khẳng định thứ bậc của từng con voi. Trước đây, voi là sản vật quý để tiến cống giữa các quốc gia nhằm tăng cường mối quan hệ bang giao. Triều đình thường chọn những chú voi khỏe mạnh và trang sức thêm vàng bạc, châu báu trên ngà, trên thân hình để tôn vẻ đẹp, nâng giá trị cho chúng trước khi dâng tặng. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: Khi Tống Hiến Tông lên ngôi vào năm 1172, vua Lý sai Doãn Tử Tư, Lý Bang Chính và Nguyễn Văn Hiếu đi sứ cống 10 con voi l

Huế Xưa - Âm nhạc hoàng cung

Hình ảnh
Âm nhạc Cung đình Huế Triều đại nhà Nguyễn bắt đầu từ năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long và định đô tại thành Phú Xuân, đặt tên nước là Việt Nam và sáng lập triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Triều Nguyễn biết kế thừa truyền thống âm nhạc cung đình của các triều đại trước, phát triển rực rỡ, phong phú hơn cả về đề tài, thể loại, số lượng… Các vua chúa Nguyễn cho xây dựng nhiều đền đài, nhà hát, tổ chức các lễ hội, tuyển mộ nhân tài âm nhạc khắp nơi, tổ chức âm nhạc cung đình. Văn chương, nghệ thuật bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và giữ được màu sắc riêng của Việt Nam. Những thay đổi trên có tác động lớn không những đối với âm nhạc ở triều nội mà còn có ảnh hưởng đến những hoạt động âm nhạc dân gian ngoài xã hội. Triều Nguyễn kế thừa với hai tổ chức được coi là tiêu biểu, đó là: Đồng Văn và Nhã Nhạc. Đồng Văn chuyên lo đảm nhiệm âm nhạc hoà tấu, còn Nhã Nhạc thì chuộng thanh âm chuyên lo nhạc hát. Cả hai bộ phận đ

Huế Xưa - Viện Cơ Mật

Hình ảnh
Ảnh đen trắng ngày nay lôi cuốn trở lại người xem bởi sức quyến rũ riêng của nó. Tuy nhiên, vào cái thời xa xưa, khi chưa có ảnh mầu, để tạo sự khác biệt sinh động và rực rỡ cho các bức ảnh, người ta đã sáng tạo ra nghệ thuật tô mầu ảnh đen trắng. Công việc này đòi hỏi khả năng sáng tạo, tính tỉ mỉ và tất nhiên, rất nhiều thời gian. Sản phẩm tạo ra phụ thuộc vào tay nghề và khả năng sáng tạo riêng của mỗi người. Mầu tô được in dưới dạng cô đặc trên những trang giấy. Người làm ảnh cắt một mẩu mầu nhỏ ngâm vào nước sạch đựng trong những chiếc vỏ hến bé xíu, sau đó dùng bút lông cực nhỏ chấm nước mầu và nhẹ nhàng tô lên ảnh. Để thao tác được chính xác, người ta còn dùng cả kính lúp đeo vào một bên mắt. Độ đậm nhạt của mầu được điều chỉnh bằng việc tô đi tô lại nhiều lần. Người thợ mất một đến vài ngày để tô một bức ảnh, và đó thực sự là những tác phẩm tuyệt vời. Nghệ thuật tô mầu ảnh đã biến mất cùng với sự xuất hiện của kĩ thuật làm ảnh mầu. Không ít người còn nhớ hình ảnh người thợ ảnh