Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2011

Huế Xưa - Lăng Kiến Phúc (Bồi Lăng)

Hình ảnh
Lăng được xây dựng năm 1884, sau khi vua Kiến Phúc băng hà . Vị vua này là một trong 3 người con nuôi của vua Tự Đức nên triều Nguyễn đã quyết định bồi táng ông vào khuôn viên lăng vua cha, lấy tên là Bồi Lăng. Lăng nằm ở bên tả ngạn hồ Lưu Khiêm, cùng phía với Khiêm Thọ Lăng. Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng , còn có tên là Nguyễn Phúc Hạo là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng ra đời vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12 tháng 2 năm 1869. Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận ba con trai của hai người em làm con nuôi, trong đó con đầu là vua Dục Đức. Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba và giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo. Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn

Mộ Vua Hàm Nghi

Hình ảnh
Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ngày 4 tháng 1 năm 1943, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Năm 1962, nước Algérie độc lập, Chính phủ Pháp buộc lòng phải di chuyển kiều dân Pháp cùng toàn bộ tài sản mồ mả của người Pháp về Pháp.   Tín Nghĩa tạp chí PHÍA TRƯỚC Hàm Nghi, một nhà ái quốc, một nghệ sĩ đa tài Xe vừa đến làng Thonac, theo như lời tả của tác giả Mathilde Tuyết Trần ( http://www.tuyettran.de ), thì mộ nằm cách đó khoảng 2 km. Nhóm phóng viên PHÍA TRƯỚC đang lưỡng lự không biết bắt đầu từ đâu để tìm mộ vua Hàm Nghi thì thật may một a

Huế Xưa - Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng)

Hình ảnh
Lăng Ðồng Khánh tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Ông vua vắn số này yên nghỉ giữa một vị thế nồng ấm tình cảm gia đình. Chung quanh ông là lăng mộ của bà con quyến thuộc: lăng Tự Ðức (bác ruột và là cha nuôi), lăng Kiên Thái Vương (cha ruột), lăng bà Từ Cung (con dâu), lăng bà Thánh Cung (vợ). Xa hơn là lăng Tá Thiên Nhân Hoàng hậu (bà cố nội), lăng Thiệu Trị (ông nội)... Âu đó cũng là sự bù đắp cho vị vua kém may mắn này. Ðồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành 3 vị vua: Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1888). Ca dao Huế từng nói về vương nghiệp của ba ông vua này: "Một nhà sinh đặng ba vua, Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài." Ðồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua Hiệp Hòa chết (1883), Tôn Thất

Huế Xưa - Các hoàng đế An Nam trên bưu ảnh

Hình ảnh
Vua Hàm Nghi (ở ngôi 1884-1885) Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại