Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2014

Sài Gòn xưa - Vườn P. Pages

Hình ảnh
Chú thích Le haut de la rue Catinat  (Đầu đường Catinat)  có thể làm ta nhầm vị trí trong ảnh với ngã tư Đồng Khởi - Nguyễn Du trong một bức ảnh cùng chú thích, và đó chưa phải là trường hợp duy nhất, một bức ảnh ngã tư Đồng Khởi - Lê Lợi  cũng có chú thích như vậy. Vậy đây là đoạn nào trên đường Catinat? Tường rào giật cấp bên trái cho thấy độ dốc của đoạn đường này và dấu vết của nó chính là t ường chận đất của Công viên Chi Lăng sau này. Ngôi nhà bên phải là một phần của Dinh thượng thơ có cổng quay ra đường La Grandière (Lý Tự Trọng). Do đó có thể xác định đây là ngã tư Catinat (Đồng Khởi) và La Grandière (Lý Tự Trọng) Hướng nhìn về Nhà hát thành phố, vườn P. Pages (công viên Chi Lăng sau này) nằm bên trái đường Catinat, giới hạn bởi ngã tư Catinat (Đồng Khởi) - La Grandière (Lý Tự Trọng) và ngã tư Catinat (Đồng Khởi ) - D'Espagne (Lê Thánh Tôn). Khoảng xanh này được người Pháp xây dựng và khai trương năm 1924, như là một cách để tận dụng con dốc trên trục đườn

Sài Gòn xưa - Bót Catinat

Hình ảnh
Đường Catinat nhìn từ nhà thờ Đức Bà. Ảnh chụp cuối thế kỉ 19, một đài phun nước nhỏ ở vị trí sau này dựng tượng Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh. Hai tòa nhà hai bên đầu đường Catinat có kiến trúc gần giống nhau đối xứng qua trục đường Catinat. Cảnh tan lễ nhìn từ tháp chuông nhà thờ. Lúc này trên công viên Nhà thờ Đức Bà đã có bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc (tượng được khánh thành ngày 10/3/1902, dưới thời Toàn quyền Paul Doumer). Ảnh trong cùng bộ sưu tập của F.H, Schneider. Đường Catinat nhìn từ tháp chuông nhà thờ. Ngôi nhà bên trái bức ảnh có hàng hiên nhô về tường rào phía đường Taberd (Nguyễn Du ngày nay).  Ngôi nhà bên trái ở ảnh trước, địa chỉ 164 Catinat, là Sở thu thuế. Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là Recette locale (Thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906, và Receveur spécial (Thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (Ngân khố, Kho bạc).

Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 1

Hình ảnh
Tác giả: TS Nguyễn Đức Hiệp Bài biên khảo này có mục đích trình bày cảnh quan, kiến trúc, sinh hoạt thương mại trên con đường Catinat trong bối cảnh đời sống chính trị, văn hóa của thành phố Saigon vào đầu thế kỷ 20. Phân tích các nét văn hóa, kinh tế đặc thù của một con đường trong một địa phương cho ta một cái nhìn vi mô, liên quan đến các cá thể địa phương, ít nhiều không được biết đến trong bối cảnh tổng quan của một nước. Tuy vậy, mặc dầu chỉ là một “tiểu tự sự” (petit recit) nhưng nó sẽ cho ta thấy sự đâm chất của môi trường văn hóa qua đấy con người hay quá trình lịch sử ít nhiều bị ảnh hưởng. Đường Đồng Khởi thời Pháp thuộc được gọi là rue Catinat (1), tức đường Tự Do trong thời Việt Nam Cộng Hòa và sau 1975 là đường Đồng Khởi. Con đường này là con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất Saigon. Đây là một trong những con đường được thiết lập đầu tiên khi Pháp qui hoạch lại thành phố sau khi chiếm được và phá thành Saigon. Còn được gọi là “ Rue no.16 ” lúc ban đầu cho đế

Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 2

Hình ảnh
Tác giả: TS Nguyễn Đức Hiệp Ông Nguyễn Liên Phong đã tả một góc cạnh của đường Catinat vào đầu thế kỷ 20 trong quyển “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” (9) đúng như các cơ sở kinh doanh Hoa, Ấn lúc ấy ở khu đầu đường Catinat như sau: Nhứt là đường Ca-ti-na, Hai bên lầu các, phố nhà phân minh ... Máy may mấy chỗ quá nhiều, Các tiệm tủ ghế dập dều phô trương Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương [đan] Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi ... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà, Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son Tuy vậy cũng có một số cửa tiệm của người Việt trên đường Catinat. Và trên đại lộ Bonnard có cửa tiệm may của ông Nguyễn An Khương ở số 49 đại lộ Charner mà trong niên giám 1910 ghi là: “49. Nguyen-An-khuong, tailleur” (10). Ông Nguyễn An Khương chính là thân phụ của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh. Nhà may này về sau là khách sạn Chiêu Nam Lầu , trở thành một cơ sở tham dự trong phong trào Minh Tân do ông Gilbert Trần Chánh Chiếu lãnh đạo. Chiêu Nam Lầu đón nhận những người An-N

Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 3

Hình ảnh
Tác giả: TS Nguyễn Đức Hiệp Quảng trường Francis Garnier (Quảng trường Nhà hát thành phố). Hình 14: Nhà hát thành phố, chụp từ gần tượng Francis Garnier. Ảnh của nhà nhiếp ảnh George Victor Planté (1847-1921). Ảnh chụp khoảng thập niên 1910. Nhà hát thành phố được bắt đầu xây vào năm 1896 qua kiến trúc được thắng giải của ông Ferret (có 3 kiến trúc sư dự thi: Ferret, Genêt và Berger). Nhà hát được khánh thành bởi thị trưởng thành phố Saigon, ông Paul Blanchy, với sự hiện diện của hoàng tử Đan Mạch Waldemar ngày 1/1/1900 (thật sự lúc đó chưa hoàn tất phải đến 1901 mới xong với tổn phí 914.940 piastres hay 2.500.275 francs) (14). Nhà hát trong ảnh chỉ hơn 10 năm từ lúc được khánh thành, vì thế hình dạng và kiến trúc được coi như đúng như khi được xây xong. Cho đến ngày nay, qua hơn 110 năm, nhà hát đã được sửa nhiều lần (nhất là kiến trúc ở chính diện), vườn hai bên nhà hát hiện nay không c̣òn. Sự xây dựng nhà hát thành phố không được sự đồng tình của mọi người tr